Từ người“LÀM MỘT MÌNH” đến người“XÂY HỆ THỐNG”: Chuyển mình thế nào để doanh nghiệp đột phá?

** CHIA SẺ NHU CẦU - ĐẦU TƯ GIẢI PHÁP **

Từ người“LÀM MỘT MÌNH” đến người“XÂY HỆ THỐNG”: Chuyển mình thế nào để doanh nghiệp đột phá?
29/03/2025 01:10 PM 46 Lượt xem

    Ngày xưa, ở một ngôi làng nhỏ ven núi, có hai người đàn ông cùng được thuê gánh nước từ suối trên núi về bán cho dân làng.

    Người thứ nhất chăm chỉ gánh nước mỗi ngày. Càng gánh được nhiều, anh càng có thu nhập cao. Anh làm việc suốt tuần, không nghỉ ngày nào, và tự hào vì luôn là người giỏi nhất trong công việc của mình.

    Người thứ hai, sau vài tháng, lại giảm số lần gánh nước. Thay vào đó, anh dành thời gian đào rãnh, lắp ống, vác vật liệu để âm thầm xây dựng một đường dẫn nước về làng.

    Người thứ nhất cười nhạo: “Anh đang phí thời gian. Gánh nước mới là cách kiếm tiền. Mơ mộng gì chuyện viển vông.”

    Thế nhưng đến một buổi sáng nọ, nước bắt đầu chảy đều về làng qua đường ống. Không cần gánh nữa. Từ đó về sau, dù nắng hay mưa, dù làm hay nghỉ, người thứ hai vẫn có thu nhập ổn định – và thậm chí bán được nhiều hơn bao giờ hết.

    Ảnh: internet

    1. GÁNH NƯỚC GIỎI KHÔNG CÓ NGHĨA LÀ XÂY ĐƯỢC HỆ THỐNG

    Câu chuyện trên không khác gì với cuộc sống doanh nhân và lãnh đạo doanh nghiệp.

    Rất nhiều người bắt đầu từ chuyên môn: họ giỏi nghề, giỏi làm, giỏi xử lý vấn đề. Nhưng khi doanh nghiệp lớn lên, vẫn giữ tư duy “tự tay gánh nước” – ôm việc, giải quyết từng chuyện nhỏ, kiểm soát từng chi tiết…

    Và thế là doanh nghiệp cứ… dậm chân tại chỗ. Không mở rộng được. Không trao quyền được. Không lớn nổi.

    Giỏi làm không sai. Nhưng mãi làm thì không bao giờ xây được.

    2. NGƯỜI LÀM vs. NGƯỜI XÂY – SỰ KHÁC BIỆT VỀ TƯ DUY

    Người Làm

    - Tập trung vào xử lý sự vụ

    - Giỏi chuyên môn

    - Gánh việc về mình

    - Đo hiệu quả bằng đầu việc

    Người Xây

    - Tập trung vào thiết kế hệ thống

    - Giỏi xây người & quy trình

    - Phân quyền và kiểm soát thông minh

    - Đo hiệu quả bằng năng lực đội ngũ |

    Người làm thì cần càng giỏi càng tốt.

    Nhưng doanh nghiệp giỏi không phải là nhờ một hay nhiều người giỏi, mà là nhờ một tổ chức có thể vận hành tốt mà không phụ thuộc vào một cá nhân nào.

    3. NHỮNG DẤU HIỆU BẠN ĐANG MẮC KẸT Ở “VAI NGƯỜI LÀM”

    - Việc gì cũng phải qua bạn phê duyệt.

    - Nhân sự không tự ra quyết định, luôn phải hỏi.

    - Bạn bận rộn đến mức không dứt ra được để nghĩ chuyện tương lai.

    - Nghỉ phép là lo sợ doanh nghiệp… sụp đổ.

    - Không ai “thay thế được” bạn – nghe có vẻ hay, nhưng thực ra là nguy hiểm.

    4. NGƯỜI XÂY – KHÔNG PHẢI LÀ NGƯỜI LÙI LẠI, MÀ LÀ NGƯỜI DẪN ĐƯỜNG

    Để trở thành người xây, bạn cần:

    ✅Xây hệ thống – để công việc chạy mà không cần bạn can thiệp mỗi bước.

    ✅Xây đội ngũ – để người khác không chỉ làm được việc, mà còn phát triển vượt bạn.

    ✅Xây tư duy dài hạn – tập trung vào việc 1 năm – 3 năm – 5 năm tới chứ không chỉ tuần này.

    ✅Xây văn hóa doanh nghiệp – để mọi người tự biết thế nào là “đúng”, mà không cần bạn nhắc nhở liên tục.

    Muốn doanh nghiệp đột phá, bạn phải từ bỏ việc “làm cho tốt”, để chuyển sang “xây cho đúng”.

    5. CASE STUDY:

    Ít ai biết rằng ông Hồ Huy, sếp cũ của tôi và là người sáng lập Tập đoàn Mai Linh, từng bắt đầu sự nghiệp của mình như một người lái xe. Ông lái xe rất giỏi: hiểu rõ từng con đường, từng góc phố, từng cảm nhận của hành khách và từng nỗi khổ của những người cầm lái như mình.

    Nhưng ông không dừng lại ở đó.

    Từ sau vô lăng, ông bắt đầu suy nghĩ lớn hơn: làm sao để xây dựng một hệ thống taxi bài bản, làm sao để tạo ra sự tử tế trong một ngành nghề vốn dĩ nhiều định kiến.

    Và ông bắt đầu “xây”.

    - Ông xây văn hoá lái xe tử tế, nơi tài xế không chỉ là người chở khách mà là người phục vụ, người đại diện cho bộ mặt công ty.

    - Ông xây hệ thống điều hành đồng bộ trên cả nước, trở thành tập đoàn taxi có mạng lưới rộng lớn nhất Việt Nam trong suốt một thời gian dài.

    - Ông không ôm hết mọi việc, mà xây dựng lớp quản lý kế cận, những người không chỉ lái xe giỏi, mà còn hiểu cách vận hành đội xe, hiểu cách phục vụ khách hàng.

    Bây giờ, Mai Linh có thể không còn là số 1 như trước, nhưng hệ thống và tư duy xây dựng của ông Hồ Huy vẫn là bài học sống động cho hàng ngàn doanh nhân Việt Nam:

    Muốn vươn lên từ người làm đến người lãnh đạo, không thể chỉ tiếp tục giỏi nghề – mà phải biết xây hệ thống để những người khác cùng giỏi.

    Mà không nhất thiết là những người đã nổi tiếng rồi mới có những tố chất đó. Tôi còn phát hiện tố chất ấy ở những người bạn, thậm chí là những người đang hoạt động trong môi trường tự doanh. Ví dụ như vừa rồi tôi mới phát hiện ra những người làm trong Tập đoàn Amway, nơi hội tụ tất cả thành phần của xã hội, từ lao công, bán vé số cho đến Doanh nhân cấp cao, họ có chung một niềm khao khát là vượt lên trên cả thu nhập và hướng đến một nền nảng về tự do tưởng thưởng, và họ đã làm được, Họ giờ không chỉ là một người lãnh đạo giỏi và người viết viết lên câu chuyện của chính mình, mà còn là một người xây hệ thống (đội ngũ, quy trình, văn hoá) rất kiên định và xuất sắc. Họ dành phần lớn thời gian của mình để Designing & Delegation thay vì Doing hay Deciding.

    Tôi tin rằng nhiều người như Họ sẽ là someone someday!

    6. KẾT: LÃNH ĐẠO ĐỘT PHÁ PHẢI LÀ NGƯỜI BIẾT XÂY

    Người gánh nước giỏi có thể kiếm sống. Nhưng người xây đường ống có thể thay đổi cả làng.

    Nếu bạn đang lãnh đạo một doanh nghiệp, một đội nhóm hay một dự án khởi nghiệp – hãy tự hỏi:

    - Mình đang làm – hay đang xây?

    - Mỗi giờ mình bỏ ra là để xử lý việc – hay đang thiết kế một hệ thống vận hành tốt hơn?

    - Mình muốn người ta nhớ tới mình là “người không ai thay được” – hay là người xây ra tổ chức không cần mình mà vẫn vững mạnh?

    Đã đến lúc dừng việc gánh từng xô nước – và bắt đầu nghĩ cách xây đường ống.

    Không phải để làm ít đi – mà để đi xa hơn. Và để cả đội cùng tiến lên.

    Nguồn: https://vietnambusinessinsider.vn   Link

    0